• Hà Nội: (+84-24)-3776 5866

    TP HCM: (+84-24)-3811 8566

  • Số 15/25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, TP Hà Nội

    Email: sales@digitechjsc.com.vn

  • Tư vấn, cung cấp, phân phối thiết bị mạng, máy chủ Chính hãng
  • Giải pháp, bảo mật, Triển khai hệ thống mạng
  • Giải pháp máy chủ, tổng đài, Camera, tích hợp hệ thống
  • Giải pháp nguồn, chống sét, lưu trữ, bảo trì hệ thống

Uy tín - Thương hiệu - Chất lượng

Hotline: 0903496668
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Giải pháp điện toán đám mây là gì? Những ứng dụng nổi bật của điện toán đám mây

Điện toán đám mây đang được nhắc khá nhiều trong giới công nghệ những năm gần đây. Nó được xem như công nghệ làm thay đổi tương lai. Vậy điện toán đám mây là gì? Nó có những loại nào và phương thức hoạt động ra sao?. Điện toán đám mây được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các vấn đề này.

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay điện toán máy chủ ảo, là một giải pháp trong cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin toàn diện. Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và được phát triển dựa vào mạng internet.
Thuật ngữ “đám mây” ở đây vừa chỉ ẩn dụ về mạng internet (do cách bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và là sự liên tưởng về độ phức tạp của những cơ sở hạ tầng có chứa trong nó.
Tại đây, các tài nguyên sẽ được cung cấp và chia sẻ như dòng điện phân phối trên lưới điện. Trong đó, các máy tính được sử dụng cho dịch vụ sẽ chạy trên một hệ thống duy nhất. Nghĩa là, chúng sẽ được cấu hình để có thể làm việc cùng nhau, các ứng dụng khác nhau dùng sức mạnh điện toán tập hợp. Các ứng dụng web như gmail, google calender, saleforce, hotmail,… đều dựa trên cloud computing. Khi kết nối đến các dịch vụ này, người dùng đã truy cập vào các cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên internet.
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là gì?

Các loại mô hình điện toán đám mây

1. Điện toán đám mây chung (Public Cloud)

 

- Là mô hình triển khai điện toán đám mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ở mô hình này, các dịch vụ và ứng dụng sẽ nằm trên cùng một hệ thống Cloud. Có thể hiểu là, tất cả người dùng sẽ sử dụng chung tài nguyên và nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý trực tiếp và bảo vệ dữ liệu trên đám mây

2. Điện toán đám mây riêng (Private cloud)

- Là dịch vụ điện toán đám mây thường được cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm mục đích bảo đảm an toàn dữ liệu. Nó sẽ được bảo vệ bên trong tường lửa của công ty, doanh nghiệp trực tiếp quản lý

3. Điện toán đám mây lai (Hybirb Cloud)

- Là sự kết hợp giữa đám mây công cộng với đám mây riêng. Nó vừa cho phép người dùng có thể khai thác các điểm mạnh vừa hạn chế điểm yếu của hai mô hình đã kể trên.

4. Điện toán đám mây cộng đồng (Community Cloud)

- Là mô hình được sử dụng nhằm chia sẻ hạ tầng và dữ liệu cho nhiều tổ chức, người dùng khác nhau.

Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

1. Dịch vụ cơ sở hạ tầng – Infrasructure  as a service (Iaas)

- Đây là mô hình dịch vụ trả tiền cho những gì sử dụng (Pay-per-use). Chi phí sử dụng cho dịch vụ dựa trên chức năng và lượng tài nguyên mà khách hàng đã sử dụng.
Nhà cung cấp dịch vụ này sẽ bán cho khách hàng các sản phẩm: máy chủ, thiết bị mạng, storage (không gian lưu trữ,  bộ nhớ, CPU, máy tính (máy thật hoặc máy ảo), trang thiết bị trung tâm dữ liệu cùng một số tính năng bảo vệ an ninh nâng cao.

2. Dịch vụ nền tảng – Platform as a service (Paas)

- Là mô hình dịch vụ cho phép triển khai các ứng dụng website trên đám mây. Về cơ bản, nó tương tự như Iaas nhưng có cấp độ cao hơn một chút. Paas có trang bị thêm các cộng cụ về phát triển doanh nghiệp thông minh (BI), middleware cùng nhiều công cụ khác.

3. Dịch vụ phần mềm – Software as a service (Saas)

- Được xem là mô hình dịch vụ điện toán đám mây cao nhất hiện nay. Mô hình dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng được các ứng dụng một cách dễ dàng trên nền tảng đám mây thông qua internet. Cũng có thể hiểu, Saas cung cấp những phần mềm hay ứng dụng chạy trên internet. Từ đó, người dùng cuối có thể sử dụng được ngay. Nhà cung cấp dịch vụ này có thể lưu trữ trên máy chủ của họ hoặc cho phép người sử dụng tải xuống và vô hiệu hoá khi nó hết hạn.

Các ưu và nhược điểm của điện toán đám mây

1. Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí: không cần tốn tiền đâu tư vào cơ sở hạ tầng ban đầu, từ đó giúp giảm thiểu chi phí.
- Tiện lợi: Chỉ cần có internet người dùng có thể nhanh chóng truy cập, sử dụng các tài nguyên mà không cần đến những cài đặt phức tạp, chỉ trả tiền cho những gì sử dụng
- An toàn và liên tục: Mọi dữ liệu đều được đồng bộ hoá trên đám mây, giúp đảm bảo an toàn, tránh mất dữ liệu khi hư hỏng ổ cứng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp định kỳ sao lưu và có các phương thức khác bảo vệ dữ liệu tốt hơn.
- Triển khai nhanh chóng ở bất kỳ nơi nào: chỉ cần một vài thao tác đơn giản là có thể triển khau chúng ở mọi nơi, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn với độ trễ thấp hơn.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: công nghệ điện toán cho phép điều chỉnh được quy mô ngay lập tức mà không cần phải ký kết dài hạn.

2. Nhược điểm

- Phụ thuộc vào internet: hầu hết các dịch vụ liên quand đến đám mây đều cần kết nối internet vì vậy, cần lưu ý đến việc xây dựng hệ thống internet đảm bảo tốc độ kết nối.
- Khó để có thể quản lý và bảo mật: do hệ thống thường tập trung vào chia sẻ, lưu chung tài nguyên, điều này gây khó khăn cho việc quản lý, bảo mật, phòng chống các hacker.
- Xử lý các loại dữ liệu quá niên hạn: các dữ liệu lưu trữ trên hệ thống quá lâu không sử dụng, gây lãng phí không gian lưu trữ

Đối tượng sử dụng và phương thức hoạt động của điện toán đám mây

1. Đối tượng sử dụng

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng điện toán đám mây:
- Các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức có nhu cầu trong lưu trữ, chia sẻ dữ liệu
- Các nhà phát triển website, ứng dụng, phần mềm
- Người dùng cuối

2. Phương thức hoạt động

- Cho phép người dùng quyền được truy cập vào máy chủ, dữ liệu hay các dịch vụ khác thông qua internet. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ sở hữu và quản lý phần cứng cùng duy trì kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng sẽ được cung cấp và sử dụng những gì mà học thông qua trên nền tảng web.

Ứng dụng của điện toán đám mây

Hiểu đơn giản, điện toán đám mây giúp ích cho việc truy cập dữ liệu dễ dàng thông qua internet. Một số ứng dụng thông dụng của cloud computing:
- Cơ sở dữ liệu đám mây
- Thử ngiệm và phát triển các web hay ứng dụng
- Phân tích big data
- Lưu trữ  các dữ liệu cho website
- Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu thông qua một số tảng như google drive. Shutterstock, Dropbox,…
- Ứng dụng trong việc quản lý doanh nghiệp
Điện toán đám mây được ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp
Điện toán đám mây được ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản về điện toán đám mây mà Digitech đã tổng hợp. Mong rằng, bài viết có thể trở thành tài liệu tham khảo cho bạn đọc khi muốn tìm hiểu về vấn đề này. Truy cập digitechjsc.com.vn để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác cũng như để hỗ trợ tư vấn các vấn đề về giải pháp mạng.
 
 

 
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng dự án

Kinh doanh Hà Nội

Kinh doanh Đà Nẵng

Kinh doanh Sài Gòn

Kỹ thuật